Bệnh viêm nướu răng là một loại bệnh lý về răng miệng thường hay gặp ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách phòng ngừa viêm nướu ở trẻ- bảo vệ trẻ một cách toàn diện nhất.
|
cách phòng ngừa bệnh viêm nướu ở trẻ |
Nếu nướu của trẻ bị sưng và chảy máu khi chải răng, trẻ có thể bị viêm nướu. Để tránh tình trạng viêm nướu, các bậc phụ huynh phải nắm rõ được cách phòng ngừa bệnh viêm nướu.
Nguyên nhân gây viêm nướu răng ở trẻ em
- Khi bị viêm, nướu sẽ có hiện tượng sưng đau, mềm bở, chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ ửng hay xanh xám. Bề mặt nướu trở nên trơn láng, mất lấm tấm da cam. Nướu dễ chảy máu khi chải răng hay thăm khám, nặng hơn có thể gây chảy máu tự phát.
- Nguyên nhân trực tiếp của bệnh viêm nướu răng ở trẻ em là do những mảng bám có chứa vi khuẩn hình thành trên chân răng, bề mặt răng và nướu răng. Nếu mảng bám không được làm sạch đúng cách, thì vi khuẩn càng bám trên răng lâu sẽ gây ra độc tố kích thích gây viêm nướu, ảnh hưởng nghiêm trọng cho răng miệng của trẻ.
|
Bệnh viêm nướu răng ở trẻ là do cách trẻ vệ sinh răng miệng không sạch |
- Nguyên nhân thứ 2 gây nên bệnh viêm nướu răng ở trẻ là do cách trẻ vệ sinh răng miệng không sạch dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở khe nướu.
- Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như tình trạng dinh dưỡng kém, trẻ đang sốt vì mắc bệnh lý toàn thân, đang dùng thuốc gây nóng trong ngưi.
Cách phòng bệnh viêm nướu ở trẻ em
- Khi phát hiện trẻ bị bệnh viêm nướu, các bậc phụ huynh không nên tự ý mua thuốc về nhà chữa trị mà phải dẫn trẻ đến bác sĩ để khám tường tận.
- Để phòng ngừa bệnh viêm nướu ở trẻ em, cha mẹ nên giúp trẻ thực hiện đúng kỹ thuật vệ sinh răng miệng để răng của bé được khỏe mạnh:
- Nếu trẻ vẫn còn nhỏ, thì cha mẹ nên dùng tấm gạc để vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày, loại bỏ các mảng bám trên răng.
- Trẻ từ 2,5 tuổi trở lên, cha mẹ nên cho bé đánh răng hàng ngày, sau khi ăn, trước khi ngủ và sau khi thức dậy, nên chọn cho bé những loại bàn chải có lông mềm, để bé chải mặt trong, mặt trên, mặt ngoài răng không bị đau, không làm xước, đau nướu.
- Tăng cường bổ sung vitamin C trong thực đơn ăn hàng ngày cho bé, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, và sát khuẩn vùng miệng.
- Cho trẻ đi kiểm tra răng định kỳ, 3 – 6 tháng/ lần nhằm loại bỏ những
mảng bám trên răng, làm sạch răng, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cũng như phát hiện ra bệnh sớm để điều trị.
Các bậc phụ huynh nên thường xuyên theo dõi tình trạng răng miệng của trẻ, vì trẻ còn nhỏ, chưa ý thức được cách bảo vệ răng miệng như thế nào nên sự quan tâm của cha mẹ là một yếu tố cần thiết giúp trẻ có một hàm răng khỏe mạnh hơn và tránh được nhiều bệnh lý về răng.
Mọi thắc mắc về cách phòng bệnh viêm nướu ở trẻ em và các bệnh liên quan đến răng miệng bạn có thể liên hệ tới bệnh viện răng hàm mặt sài gòn để được tư vấn và hỗ trợ.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét